ĐẠO LÝ LÀM NGƯỜI QUÂN TỬ VUI VẺ
Đối
thoại của hai cây đại thụ trên văn đàn Trung Quốc:Nhà văn Kim Dung và Vương
Mông
Ngày
24-11-2003, hai cây đại thụ trên văn đàn Trung Quốc Kim Dung và Vương Mông lần
đầu gặp gỡ bàn chuyện triết lý làm người. Hàng trăm thính giả ngồi chật hội
trường Đại học Xâm Hội Hồng Kông bỗng chốc lại vui vẻ tán thưởng cùng những
tràng vỗ tay vang dậy.
Kim
Dung mới từ Tây Nhạc Hoa Sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây về, ông là người phóng khoáng,
thần sắc tươi tắn thu hút được sự ái mộ của hàng vạn dân ghiền Kim Dung. Tỉnh
Thiểm Tây vừa mở một hội thảo lấy tên Kim Dung Hoa Sơn luận kiếm bàn về các tác
phẩm của Kim Dung lấy bối cảnh núi Ngũ Nhạc và những hệ phái võ lâm của vùng núi
này. Theo thống kê trong 15 bộ tiểu thuyết của Kim Dung có đến 13 bộ dựa vào Tây
Nhạc Hoa Sơn mà sáng tác.
Tác
gia Vương Mông lâu nay ẩn mình sáng tác, ít chịu xuất đầu lộ diện. Điều đó làm
cho độc giả càng muốn biết về ông. Tác phẩm mới của ông: Triết học cuộc sống,
Nhà Xuất bản Văn học Bắc Kinh vừa tung ra thị trường thì nhà xuất bản ở Đài Loan
lại in tiếp. Gần đây hơn 100 tác gia từ 18 quốc gia đến Sơn Đông, Trung Quốc gặp
gỡ trò chuyện về vấn đề: Sáng tác văn học của Vương Mông đối với nền văn học
quốc tế. Thế là một kiếm khách từ Ngũ Nhạc trở về, một tác gia từ miền biển Sơn
Đông gặp nhau ở Hồng Kông, trong một bầu không khí Nho gia bàn chuyện đời
người.
Kim
Dung: Hôm nay tôi được hân hạnh giới thiệu với các bạn một quyển sách hay, tác
phẩm mới nhất của tác gia Vương Mông: Vương Mông tự thuật: Triết học cuộc sống.
Ở lục địa Trung Quốc đây là sách gối đầu giường của thanh niên. Ông Vương kém
tôi 10 tuổi. Tôi yên ổn sống ở Hồng Kông. Còn Vương tiên sinh thì phải đương đầu
với biết bao tai nạn, nào là bị chụp mũ phái hữu, bị kết tội trong Cách mạng Văn
hóa. Quyển sách với 4 chữ Triết học cuộc sống xem ra thật khô khan song nó sinh
động, tươi tắn biết bao.
Tôi
đang giảng bài ở Đại học Nhân văn Triết Giang. Khi giảng Kinh Thi, có sinh viên
hỏi tôi: Thưa thầy, trong Kinh Thi thầy thích nhất câu nào. Tôi nói: Luận Ngữ có
câu: Học nhi thời tập chi, bất diệc thuyết hồ và câu: Nhân bất tri, nhi bất uẩn,
bất diệc quân tử hồ (tạm dịch: Học thì phải làm không chỉ nói suông. Người ta
không hiểu mình, mình không giận, mới là người quân tử). Quyển sách của Vương
Mông nói đến nhân cách tốt đẹp của lý tưởng truyền thống Trung Quốc. Tôi dùng 5
chữ sau đây để khái quát nhân cách đó: Người quân tử vui vẻ. Đã là quân tử nhất
định phải vui vẻ, nếu suốt ngày cứ mặt mày ủ dột cau có, trong lòng luôn tị hiềm
tìm cách đả kích chê bai người khác, ton hót báo cáo láo thì không khi nào được
vui vẻ, không thể là người quân tử. Có loại người luôn tìm cách hạ bệ người
khác, muốn người khác gặp bất hạnh, mong họ rớt đài, con người đó cũng không thể
nào vui vẻ được. Người quân tử phải luôn vui vẻ, nếu không vui vẻ không thể là
người quân tử.
Vương
Mông: Tôi xin cám ơn Kim Dung tiên sinh đã quá yêu quảng cáo cho tác phẩm của
tôi. Chữ Người quân tử vui vẻ, nếu tôi sớm biết ắt sẽ đặt tên cho tác phẩm này,
lại được Kim Dung tiên sinh đề tựa nữa thì vinh hạnh biết mấy. Tên sách này tôi
vốn đề là Trí tuệ trong sáng, song nhà xuất bản muốn có 2 chữ triết học sách dễ
bán chạy hơn...
Kim
Dung: Muốn làm người quân tử thật khó. Mục tiêu cuộc sống của con người là tìm
hạnh phúc. Theo tôi, trong lòng luôn vui vẻ là hạnh phúc lớn nhất. Có nhiều tiền
mà không vui xem như tai họa, làm quan cao mà luôn lo sợ bị tước bỏ uy quyền, lo
lắng có kẻ tranh giành phải tìm cách đối phó, trong lòng tất nhiên không vui vẻ.
Trong lòng luôn thong dong phơi phới làm người quân tử vui vẻ thật không dễ
dàng. Trong tác phẩm này Vương tiên sinh dùng lời lẽ thật rõ ràng giảng giải cái
đạo lý làm người đó. Trong Luận Ngữ, Lão Tử đã nói với các học giả rằng: Trước
hết phải học tập. Khổng Tử lại nói: “Phải luôn học tập, chuyên cần luyện tập, đó
là niềm vui lớn nhất. Nếu người ta vì không hiểu mình mà sinh ra hiểu lầm, anh
không nên vì đó mà mất vui”. Có người hỏi tôi: “Vương Sóc viết sách thóa mạ
thầy, tại sao thầy vẫn nói: Người ta không hiểu mình, mình vẫn không giận”. Ta
trả lời: Ta mong muốn làm được việc. Người khác hiểu lầm viết lách công kích, ta
không tức giận. Ta chưa phải là quân tử song cũng đã có vài bước tiến gần người
quân tử”.
Vương
Mông: Trong sách, trước hết tôi nói đến học tập. Hiện nay ở Trung Quốc cũng như
trên quốc tế đang có sự biến động dữ dội. Những điều anh cho là có giá trị thì
người kia lại chê bai. Tôi muốn rằng: Trong quan niệm về cuộc sống chúng ta cần
tìm một mẫu số chung lớn nhất. Bất kể anh là doanh nhân, cán bộ hay nhà giáo,
chúng ta cần có một quan niệm chung nào đó để thắp sáng tinh thần, có thể làm
cho chúng ta yên tâm làm việc, dù cho chúng ta lâm vào nghịch cảnh vẫn giữ được
tâm lý ổn định. Tôi nghĩ đi nghĩ lại đành lấy hai chữ học tập, gọi nó là triết
học của đời sống, không gian sinh sống và phong cách con người.
Kim
Dung: Làm người quân tử vui vẻ, Vương tiên sinh nhấn mạnh tinh thần tự cường
không ngừng học tập, luôn tự nâng cao. Người ta đả kích mong mình rơi đài, mình
cũng xem như không. Trong mọi tình huống đều phải làm người quân tử vui vẻVương
tiên sinh còn viết: Bạn chớ tranh giành với người khác thì trên thế giới này
không có ai có thể tranh giành được với bạn. Câu này tôi hết sức tán đồng. Mục
tiêu cao nhất của Khổng Tử là được làm người quân tử. Qua hội thảo ở Hoa Sơn Ngũ
Nhạc có người hỏi tôi: Thế nào là người tốt, thế nào là người xấu. Tôi nói: Làm
người tốt thật khó, song ta không làm người xấu là được rồi? Vương tiên sinh lại
viết: Ta cần tránh làm việc nên tránh. Việc cần tránh mà cứ dám làm đó là người
xấu. Làm việc chỉ nên làm đến vài phần, ăn cơm chỉ nên ăn đến nửa bụng, mọi công
việc không nên làm đến cực đoan. Điều này tôi và Vương tiên sinh chưa từng bàn
mà ý đã hợp. Gần đây tôi sửa chữa truyện Anh hùng xạ điêu. Đoạn Giáng Long thập
bát chưởng, Hồng Thất Công với bản lĩnh cao siêu đã đánh hạ người ta rồi mà còn
tỏ ra hối hận. Ông ta chỉ xuất một phần sức mạnh còn chín phần giữ lại. Sức lực
lớn nhất phải để dành lại ở phía sau, nếu đối phương phản đòn ác liệt đến mấy
cũng không sợ. Làm người cũng phải như vậy, không nên làm việc gì đến cực đoan.
Nếu cần khi la rầy chửi mắng người khác chỉ cần nói vừa đủ nghe, nên dừng lại
đúng lúc, người ta hiểu được lẽ phải là tốt rồi.
Vương
Mông: Kim Dung tiên sinh nói: Chỉ cần xuất ra một phần sức lực, điều này tôi
chưa làm được. Trong sách tôi đã viết: Chỉ cần xuất ba phần sức lực, không nên
cạnh tranh. Song không phải bất cứ việc gì ta cũng co người lại để người ta ức
hiếp mình. Nếu người ta ức hiếp mình cứ để cho họ ra tay, đợi đến trình độ nhất
định ta chỉ cần xuất ba phần sức lực để phản đòn. Giải quyết xong ta không cần
mất thời gian với họ nữa mà nên quên đi để làm việc của mình. Người tốt có rất
nhiều việc để làm.
Kim
Dung: Đúng quá rồi, ta chớ nên lãng phí thời gian với họ.
Vương
Mông: Tôi rất bận. Có được chút thời gian là lao vào viết. Người ta muốn tôi bị
hạ đài, tôi càng mừng, càng tự tại. Tôi có nhiều việc cần làm, không vì chuyện
bị hạ đài mà bó tay ngồi yên. Cần nhún mình, không nên cất cao giọng đưa lòng
ham muốn của mình lên quá cao, không nhất định làm được mà trở thành mục tiêu
cho người ta chê cười. Có người hỏi tôi: Trong cuộc sống có quá nhiều vấn đề
không giải quyết được, vậy ta phải làm sao? Tôi trả lời một cách rõ ràng: Chẳng
có cách nào khác cả. Chúng ta phải cùng nhau thừa nhận rằng trong đời sống có
nhiều vấn đề không giải quyết được, có những vấn đề làm ta không vừa ý, không
công bằng. Những vấn đề này vĩnh viễn tồn tại. Tồn tại ngày nay, 100 năm sau cho
đến cả 1.000 năm sau nữa. Những vấn đề đó sẽ chung sống suốt đời với ta. Song ta
không để nó áp đảo ta, trái lại ta phải nhìn thẳng để áp đảo nó, có lúc cần phải
quên nó đi song khi nào cần có thể moi nó ra để chế ngự. Có như vậy bạn sẽ là
con người có nghị lực, có thể sống tự nhiên với khó khăn, với ưu phiền mà vẫn
vui vẻ. Cuộc sống đó đáng giá biết bao.
Kim
Dung: Người quân tử suốt đời bị kẻ tiểu nhân ức hiếpVương tiên sinh đã viết: Làm
người quân tử ắt phải trả giá. Kẻ tiểu nhân thấy ta được hạnh phúc, ta đỗ đạt
cao, ta có người yêu xinh đẹp liền mang lòng tị hiềm tìm cách đối phó ta. Ta cứ
thong dong đàng hoàng, trước những lời công kích luôn tỏ ra bình thản như không,
đó là người quân tử vui vẻ.
Vương
Mông: Người quân tử khác xa kẻ ngu đần. Người quân tử cần có bản lĩnh. Đúng như
lời Kim Dung tiên sinh đã nói: Người quân tử tránh điều không nên làm, kẻ tiểu
nhân thì không tránh gì cả. Kẻ xấu có nhiều vũ khí có thể tùy tiện tung tin nói
xấu mà ta thì không khi nào làm. Tôi luôn tin tưởng rằng: Tuy ta có ít vũ khí
song kiếm pháp của ta cao siêu hơn nhiều.
Anh
Tú
(Theo
Tuần Báo Á Châu)
0 nhận xét