MỸ NHÂN DUY NHẤT "CẢ GAN" LY DỊ VUA TRONG LỊCH SỬ TRUNG HOA
Hình
tương vua Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của Thanh triều TQ, là lúc nào cũng có cặp
kính đen tròn đeo trên mắt khi coi phim, mình thấy không giống ai hết Càng tìm
hiều càng thấy tội nghiệp cho vi Hoàng đế cuối cùng: bị Hoàng hậu Uyển Dung cắm
sừng, 2 thứ phi ly dị (Văn Tú và Lý Ngọc Cầm), một chết (Đàm Ngọc Linh) và một
thì sống không yên ấm (Lý Thục Hiền) nhưng sâu xa hơn có lẽ phải tôi nghiệp cho
những người phụ nữ phải làm vợ ông vì có chồng cũng như
không.
Thục
phi Văn Tú là người can đảm nhất đã dám nộp đơn ly dị Hoàng đế nhà Thanh, một
việc mà cả chế độ phong kiến không ai dám nghĩ tới.
MỸ
NHÂN DUY NHẤT "CẢ GAN" LY DỊ VUA TRONG LỊCH SỬ TRUNG HOA
Trở
thành thục phi của vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, Văn Tú cũng
là người đầu tiên trong lịch sử 3000 năm Trung Hoa cả gan đệ đơn ly
dị!
Thục
phi Văn Tú (文绣 淑妃)
Văn
Tú tên thật là Ngạch Nhĩ Đắc Văn Tú (鄂爾德文绣) , thời đi học còn có tên khác là Phó
Ngọc Phương, sinh ra trong một gia đình quý tộc, tuy nhiên đến đời cha Văn Tú là
Đoan Cung thì đổ vỡ. Đoan Cung có ba người con gái, Văn Tú là con thứ hai. Văn
Tú lên 8 bắt đầu được đi học, cô không những hiếu thảo với mẹ, ở trường cũng
luôn tỏ ra là một cô bé thông minh, nhanh nhẹn, giàu tư chất! 13 tuổi, Văn Tú đã
chín chắn như một cô gái trưởng thành, không những thế, càng lớn cô càng xinh
đẹp, mắt to tinh anh, da trắng như trứng gà bóc, xứng đáng là một mỹ nhân thời
ấy!
Năm
1921, Phổ Nghi tròn 16 tuổi, hoàng thất nhà Thanh muốn chọn cho ông một vị hoàng
hậu. Lúc ấy, chú của Văn Tú là Hoa Kham nghe tin này rất mừng rỡ, nghĩ ngay đến
cô, cho rằng Văn Tú sẽ trở thành vị cứu tinh cho gia tộc nghèo khó của mình.
Không phụ lòng mong đợi của Hoa Kham, sau khi ảnh của Văn Tú được gửi vào cung,
cô đã được tuyển chọn làm Thục phi, cùng với Uyển Dung được chọn làm hoàng hậu.
Năm đó Văn Tú tròn 14 tuổi.
Cuộc
sống vợ chồng cùng vị vua cuối cùng Trung Quốc
Ngày
30/11/1922, Văn Tú được đưa vào cung, trước hoàng hậu Uyển Dung một ngày. Tuy
nhiên có một điều kỳ lạ là, với cả hai người vợ xinh đẹp, Phổ Nghi đều chưa từng
một lần…động phòng! Việc này khiến nhiều người nghi ngờ ông bị “đồng tính luyến
ái”. Thực hư thật khó phân giải, chỉ biết rằng, 40 năm sau, trong “Hồi ký” của
mình, Phổ Nghi viết: “Uyển Dung bị bỏ lại cô đơn một mình trên giường cưới nghĩ
những gì? Văn Tú - cô gái chưa đầy 14 tuổi nghĩ gì khi bị đối xử như thế? Tôi
chưa bao giờ nghĩ đến điều đó”.
Uyển
Dung được chọn làm hoàng hậu thì cho rằng mình xinh đẹp hơn Văn Tú, hơn nữa lại
là người tôn thờ chế độ một vợ một chồng, Uyển Dung luôn lấy thân phận vợ cả để
lần lướt, tranh đoạt sủng ái với cô. Phổ Nghi về sau cũng động lòng trước hoàn
cảnh của Văn Tú, bèn mời giáo viên về dạy tiếng Anh cho cô. Cô học rất chăm chỉ
và tiến bộ cũng rất nhanh, chính từ đây, tư tưởng của Văn Tú trở nên cởi mở hơn,
dân chủ hơn.
Tuy
nhiên thời gian tươi đẹp đó của Văn Tú không kéo dài được lâu thì hoàng thất nhà
Thanh bị quân phiệt Phùng Ngọc Tường ép rời khỏi hoành cung, kết thúc thời kỳ
hoàng kim của hoàng thất nhà Thanh vào ngày 5/11/1924.
Thục
phi duy nhất trong lịch sử Trung Quốc cả gan ly dị hoàng
thượng
Khi
biết Phổ Nghi có ý định bắt tay với quân Nhật để khôi phục lại nhà Thanh, và
chứng kiến ông đi hết sang lầm này sang sai lầm khác, Văn Tú đã nhiều lần khuyên
can nhưng không được, hơn nữa còn khiến Phổ Nghi ghét bỏ. Đi đâu Phổ Nghi cũng
chỉ mang theo Uyển Dung. Những người hầu, thái giảm thấy thế cũng tỏ thái độ với
cô ra mặt. Văn Tú cảm thấy thực sự không thể sống trong gia đình này
nữa!
Văn
Tú vô cùng chán nản, lúc này lại được sự ủng hộ của cháu gái họ là Ngọc Phần, cô
tìm 3 vị luật sư, kiện Phổ Nghi ngược đãi với mình và đòi ly dị, trong đơn kiện
có ghi “Kiện Phổ Nghi ngược đãi Văn Tú, không thể chịu đựng hơn được nữa. Phổ
Nghi mắc bệnh sinh lý, ở cùng nhau 9 năm mà chưa từng sủng hạnh Văn Tú lần nào.
Vì thế, Văn Tú quyết định ly hôn và yêu cầu mỗi tháng Phổ Nghi cung cấp 500 ngàn
tiền sinh hoạt phí”.
Đơn
kiện của Văn Tú khiến Phổ Nghi vừa giận vừa thẹn, cho rằng, nó làm tổn thương
tới sĩ diện của hoàng thất triều Thanh, tổn thương tới thân phận “hoàng thượng”
của mình. Tuy nhiên, mặc cho thái độ của Phổ Nghi ra sao, các tờ báo tại Nam
Kinh và Thiên Tân liên tục cho đăng tải các thông tin liên quan tới việc Văn Tú
đòi ly hôn với cựu hoàng Phổ Nghi, gọi cô là một “hoàng phi cách
mạng”.
Chính
nhờ sức mạnh của dư luận, Văn Tú đã thắng kiện, kết quả là, ngày 22/10/1931, sau
nhiều ngày đàm phán, cuối cùng, Phổ Nghi cũng ký vào tờ giấy ly hôn gồm 3 điều.
Một là, sau khi ly hôn, Phổ Nghi phải cung cấp cho Văn Tú 550 ngàn tiền sinh
hoạt phí. Hai là, Phổ Nghi phải đồng ý để Văn Tú mang theo những đồ dùng và quần
áo thường ngày của mình. Ba là, sau khi Văn Tú về Bắc Bình sống nhất định không
được làm việc gì ảnh hưởng tới danh dự của Phổ Nghi.
Cuộc
sống vị “Thục phi” sau ly hôn
Sau
ly hôn, Văn Tú đã chuyển đi sống nhiều nơi, làm qua nhiều công việc nhờ trí
thông minh và sự nhanh nhẹn của mình. Tuy nhiên cảm thấy dư luận làm ảnh hưởng
nhiều tới cuộc sống, cuối cùng cô chuyển tới một căn nhà nhỏ ở Bắc Bình, kết hôn
cùng người đàn ông tên Lưu Chấn Đông. Ngày 18/9/1953, vị thục phi cuối cùng
trong lịch sử Trung Quốc qua đời trong căn nhà vẻn vẹn 10 mét vuông. Năm đó, Văn
Tú mới 45 tuổi
Quỳnh
Trang (Khampha.vn)
0 nhận xét