NỔI Ô NHỤC CỦA VỊ HOÀNG ĐẾ BỊ CẮM SỪNG
Phổ
Nghi (溥儀) là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Mãn Thanh, cũng là vị hoàng đế
cuối cùng trong lịch sử hàng nghìn năm phong kiến Trung Hoa. Vị hoàng đế này
cũng có đến năm bà vợ nhưng không có con nối dõi. Đối với người vợ đầu tiên,
hoàng hậu Quách Bố La Uyển Dung (郭布羅·婉容), vị hoàng đế này luôn có thái độ… căm
phẫn khi nhắc tới.
Đám
cưới xa hoa bậc nhất
Năm
Phổ Nghi 15 tuổi (1921) theo lệnh của Từ Hy Thái Hậu, hoàng đế phải lập hậu.
Nhưng phải đến 2 năm sau, hoàng hậu Uyển Dung- người vợ đầu tiên của Phổ Nghi
mới chính thức bước chân vào động phòng hoa chúc cùng hoàng đế. Tuy nhiên, trong
buổi tối thiêng liêng này, nhìn thấy cô dâu ngồi trên giường, Phổ Nghi cảm thấy
rất ngột ngạt liền mở cửa chạy về điện Dưỡng Tâm. Đêm tân hôn của nhà vua đã
diễn ra như vậy.
Trong
5 vị hoàng đế may mắn có được những hôn lễ xa hoa tại Tử Cấm Thành thì lịch sử
vẫn còn ghi lại nghi lễ kết hôn cực kỳ xa hoa tráng lệ của hoàng đế cuối cùng
triều đại Mãn Thanh với hoàng hậu Uyển Dung. Đám cưới này diễn ra vào năm1922 và
Uyển Dung trở thành hoàng hậu cuối cùng được nghênh đón trong lịch sử của Trung
Quốc.
Theo
sử sách ghi lại, đoàn rước dâu đông tới 3.000 người và trên suốt quãng đường
dài, đâu đâu cũng trải lụa vàng và hắt nước thơm. Sau khi "kiệu phượng" của
hoàng đế được khiêng vào trước sân nhà cô dâu, hướng đặt kiệu phải theo hướng
Đông - Nam, và cô dâu khi lên kiệu cũng phải theo hướng này vì theo quan điểm
của người Trung Quốc, Đông - Nam là một hướng lành và may mắn.
Sau
khi mặc long phụng bào, cô dâu phải làm một loạt nghi lễ rất phức tạp. Trước khi
lên kiệu tiến về Tử Cấm Thành, các nữ quan đốt hương để xông khắp trong ngoài
cho thơm, xông cả khăn choàng đầu cô dâu. Khi cô dâu xuống kiệu, hoàng đế phải
giương cung bắn 3 mũi tên ngang trên đầu với ý nghĩa xua đuổi tà ma để được bình
an.
Khi
đưa cô dâu Uyển Dung đến trước mặt hoàng đế Phổ Nghi, hoàng hậu còn phải bước
qua một chậu than đỏ với mong ước cuộc sống sau này sẽ nồng cháy như lửa. Không
những thế, hoàng hậu còn phải bước qua yên ngựa và đĩa táo với hàm ý mong mọi
chuyện bình an. Và sau đó mới đến lễ động phòng hoa chúc để ăn bánh tử tôn, uống
rượu giao bôi và buông rèm trướng để “long phượng hỉ sàng”.
Theo
sử sách của Trung Hoa ghi lại, những đám cưới được tổ chức trong Tử Cấm Thành
của các vị hoàng đế Triều Thanh cũng xa hoa, lộng lẫy và tốn kém tiền của không
thua gì đám cưới của Phổ Nghi. Vì thế, đám cưới của hoàng đế không chỉ là dịp
quần thần và dân chúng có thể chiêm ngưỡng sự xa hoa tráng lệ mà còn là sự phô
trương danh thế, tiền bạc và sức mạnh của giai cấp thống trị tại thời điểm
đó.
Về
phần Uyển Dung, nàng nhìn cuộc hôn nhân bằng một cái nhìn khác. Giống như những
người con gái Mãn Châu quý tộc khác, nàng đã được sửa soạn từ tuổi thơ ấu để một
ngày nào đó nàng có thể được tuyển vào cung. Đó là vinh dự cao quý nhất mà một
hoàng đế Mãn Thanh có thể ban cho một người đàn bà Mãn Châu. Nàng vừa ngạc nhiên
vừa sung sướng khi được tin nàng được chọn làm hoàng hậu. Nàng kể lại kinh
nghiệm với một người bạn:
“Hôn
lễ của tôi năm 1922 có lẽ là một hôn lễ hoàng hậu cuối cùng của người Mãn Châu.
Tất cả đều được chuẩn bị hết sức tỉ mỉ theo đúng nghi lễ đã có từ nhiều thế kỷ,
để làm hôn lễ của thiên tử là một cảnh huy hoàng nhất trần gian. Mùi hương của
hoa tỏa khắp nơi. Tất cả các thân vương đều tới tham dự, cùng với vợ con của họ.
Mọi người đều mặc áo choàng, đeo ngọc ngà châu báu đầy mình. Tôi là cô dâu trong
hôn lễ đó, và tôi vui thích lắm. Hồi nhỏ tôi đã được các nhũ mẫu kể cho nghe
nhiều chuyện thần tiên.
Hôn
lễ của tôi cũng giống như một chuyện thần tiên đã thành sự thực. Tôi và hoàng đế
sống một cuộc đời ẩn dật trong cung. Chúng tôi chiếm một phần của Cấm Thành. Có
một cái hồ rất đẹp, về mùa hạ sen nở đầy, về mùa đông khi nước đóng băng lại,
chúng tôi trượt tuyết trên đó, và về mùa thu và mùa xuân, Chúng tôi chèo những
con thuyền mầu tím trên hồ vào những buổi tối ấm áp. Chúng tôi giết thì giờ bằng
cách soạn những vở tuồng. Tuy phải sống cấm cung như thế, nhưng chúng tôi coi là
sự thường vì hoàng đế Mãn Thanh thường sống một cuộc đời như
vậy.”
Vứt
con của vợ vào bếp lò
Khi
bị Nhật đưa sang Mãn Châu, Phổ Nghi cũng đem Uyển Dung theo. Cuộc sống của nàng
ở đấy rất buồn vì chẳng mấy khi nhà vua đoái hoài đến. Thế là Uyển Dung quay
sang làm bạn với ả phù dung rồi sinh ra nghiện ngập. Sau đó, vì người chồng bất
lực nên hoàng hậu Uyển Dung đã lén lút quan hệ với người tình rồi sinh ra một
đứa bé, nhưng Phổ Nghi đã tàn nhẫn ném đứa trẻ vào lò lửa. Tình tiết này đã được
ghi lại trong cuốn hồi ký “Nửa đời trước của tôi”do chính Phổ Nghi chắp bút mới
được tái bản gần đây tại Trung Quốc.
Mạnh
Hướng Vinh, người chịu trách nhiệm biên tập cuốn sách “Nửa đời trước của tôi”
xác nhận: “Đúng là có chuyện Phổ Nghi quẳng con Uyển Dung sinh ra do ngoại tình
vào lò lửa. Đó là tình tiết cho chính tay Phổ Nghi viết ra. Ông ta tức tối thiêu
chết đứa bé, trong khi đó lại nói dối Uyển Dung là giao nó cho người anh trai
của bà nuôi hộ”. Về lý do phải lược bỏ những tình tiết ấy khi xuất bản lần đầu,
ông Mạnh nói:
Đây
là một đoạn Phổ Nghi kể trong cuốn hồi ký đó.
“Tôi
chỉ có thể phát tiết nỗi tức giận lên bà ấy”
Khi
tôi hay biết thì đã rất muộn. Lần đi tàu từ Thiên Tân đến Đại Liên, người anh bà
ấy vì đánh đổi lợi ích gì đó đã bán em gái mình cho một viên sĩ quan Nhật cùng
đi trên tàu.Năm 1935, khi Uyển Dung đã bụng mang dạ chửa đợi đến ngày lâm bồn
thì tôi mới biết chuyện. Tâm trạng của tôi lúc đó rất khó tả. Tôi rất tức giận,
nhưng lại không muốn để người Nhật hay biết, nên cách duy nhất là trút giận dữ
lên người bà ấy...”
Cũng
trong cuốn nhật ký này, ông cựu hoàng đã viết:
“Có
lẽ cho đến lúc chết Uyển Dung vẫn luôn ngủ mơ và trong giấc mộng ấy, bà mơ thấy
con mình vẫn đang sống trên cõi đời này. Bà ấy không biết rằng đứa trẻ vừa sinh
ra đã bị quẳng vào lò lửa thiêu chết. Bà ấy chỉ biết là người anh trai ở ngoài
cung đang thay mình nuôi dưỡng con, người anh hàng tháng vẫn được nhận đều đặn
từ bà một khoản tiền cấp dưỡng cho con”.
Từ
sau khi biết được vợ có con với người khác, Phổ Nghi không bao giờ đến phòng
Uyển Dung nữa. Hoàng hậu đã sống cô độc một mình chẳng khác nào bị đày vào lãnh
cung,
Cái
chết bi đát của một hoàng hậu
Trong
cuốn hồi ký của mình ngoài việc tố cáo người vợ cả đã trót ăn nằm và có con với
người khác, cựu hoàng Phổ Nghi còn tố việc nghiện ngậm ma túy của Uyển Dung. Vị
hoàng đế này đã từng viết: “Thực ra, chuyện bà ấy (Uyển Dung) hút thuốc phiện là
do chủ ý của bố và anh trai, Bà ấy cũng chỉ như một con rối để người khác điều
khiển mà thôi”.
Theo
như Phổ Nghi miêu tả, sau khi sinh con và bị Phổ Nghi ghét bỏ, Uyển Dung đã lao
vào hút chích để quên đi sự đời. Chồng ruồng bỏ, con sinh ra không được nhìn
thấy mặt, cuộc sống bản thân thì lâm vào cảnh “chim lồng cá chậu”, đi đâu cũng
có người giám sát khiến nhiều lúc vị hoàng hậu này như phát điên. “Tôi nghe nói
Uyển Dung suốt ngày làm bạn với thuốc phiện. Bà ấy hút để thay ăn cơm, uống
nước. Đến những ngày cuối đời thì người ta nói lại rằng trông Uyển Dung giống
như một xác ve”- Hồi ký “Nửa đời trước của tôi” viết.
Trong
những tháng ngày cuối cùng, Phổ Nghi đã không còn quan tâm đến sự sống chết của
hoàng hậu Uyển Dung. Theo ông thì việc vợ của một vị hoàng đế lại ăn nằm với một
người đàn ông khác- dù cho người đó là quyền quý hay dân đen cũng không thể tha
thứ được. Hơn nữa, việc Uyển Dung nghiện thuốc phiện đã lan truyền khắp nơi đã
khiến Phổ Nghi phải mất mặt.
“Nhiều
lần tôi cũng đã gửi các bác sỹ Đông Y đến để cai nghiện cho Uyền Dung nhưng đều
không thành công. Bà ấyđã được anh trai đưa đến cai nghiện tại các bệnh viện của
Nhật Bản vì người ta tin rằng chỉ những nơi như vậy mới có thể ngắt cơn nghiện,
tuy nhiên sự thật đã không như vậy”- Phổ Nghi viết trong hồi
ký.
Theo
Phổ Nghi, do hút thuốc phiện quá nhiều nên Uyển Dung đã liên tục bị mắc phong
hàn- một chứng bệnh khá nguy hiểm lúc bấy giờ. Tuy nhiên, thay vì đến các bác sỹ
được triều đình cắt cử điều trị bệnh, hoàng hậu Uyển Dung luôn tin vào tay nghề
của đội ngũ bác sỹ tại một bệnh viện của Nhật. “Điều kỳ lạ là tôi nghe nói nhóm
bác sỹ này rất tận tình điều trị bệnh cho hoàng hậu, tuy nhiên cái chết của bà
lại quá bất ngờ và thảm thương”- một người hầu cận của Uyển Dung kể
lại.
Hồi
ký “Nửa đời trước của tôi” cho biết rằng, đến ngay cả khi nghe về cái chết đột
ngột của Uyển Dung, Phổ Nghi cũng không lấy gì làm xót thương như vừa mất đi một
người thân. “Tôi nghe nói bà ấy đã chết bên cạnh một mương nước và cũng chẳng rõ
là nguyên nhân gì. Tuy nhiên, cũng không phải thương tiếc một người đã không
biết thương yêu và coi trọng bản thân như người phụ nữ đó nữa chứ. Bà ấy chỉ là
một kẻ nghiện ngập mà thôi”- Phổ Nghi viết.
Theo
Kiến Thức.
0 nhận xét